M.N

Xem tướng gà - Đạo kê diễn nghĩa

Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã đựơc ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc g...

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu

Có thể nuôi chim bồ câu với quy mô lớn. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt.
Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng.
Phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái. 
Chim bồ câu còn là loại chim cảnh đẹp.

Cách chọn chim cu gáy hay

Hình thức phải đẹp,thân mình cân đối,lông sáng màu,đầu nhỏ,mắt bé,ko được lồi,con ngươi đen nhiều,chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi,cườm dầy,hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp


Xem tướng gà - Đạo kê diễn nghĩa

Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã đựơc ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, mặt mũi bặm trợn, như thường thấy vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thailand, Indonesia, và Malaysia.


Bài viết này được sưu tầm lại từ tài liệu trên internet - bao gồm 162 câu đạo kê được diễn giải và minh họa cụ thể, bạn sẽ hiểu được cách xem tướng gà chọi, xem chân gà chọi nhận định đánh giá bao quát được một chiến kê - khi đã đọc hiểu được nội dung trong bài viết này.

Cách luyện họa mi chiến chọi độc đáo hay

 Chim họa mi vừa hót hay lại biết đá. Tuy nhiên bạn nên luyện để chim có thể đá hay, trăm trận trăm thắng.Một vài kinh nghiệm luyện chim họa mi chọi có thể giúp bạn huấn luyện họa mi đá hay.
Tiêu chuẩn chọn một con chim đá, thường phải xét qua những phần sau đây :
- Phần đầu : Đầu chim đá trước hết phải to, nhưng to chưa phải là tốt, vì có thứ “to đầu mà dại” (!), phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa lanh lẹ, vừa lì lợm, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.
- Phần mắt : Mắt phải tinh anh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.
- Phần mỏ : Mỏ dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.
- Phần chân : Chân chim đá phải to, khỏe, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.
- Phần thân mình : Lớn con, dài đòn, lườn không vạy, tướng oai phong.
- Phần đuôi : Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.
- Phần lông : Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.
Đó là cách chọn ngoại hình của con chim đá. Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đá cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm chạp. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua…
Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh đời, phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này, mình phải tự khắt khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi phải những con chim dở.
Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khóa, mỏ mổ… Tuy nhiên những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.
Hoạ Mi là một loài chim hót hay nhưng cũng rất hiếu chiến để nuôi làm chim chọi

Bệnh mù mắt ở chích chòe than

Làm thế nào để nhận biết mắt chim đã bị tổn thương?
Đây là tổn thương vĩnh viễn,nhưng lại rất dễ xuất hiện ở chim nuôi lồng.
Khi đã tổn thương thì chim có dấu hiệu:

Chỉ quan sát bằng 1 mắt(có thể là trái hoặc phải).Vì cấu trúc đầu chim chia thành 2 mặt,và mỗi mắt đảm nhận quan sát 1 bên đầu.Vì vậy khi đã bị tổn thương,muốn quan sát phần bên mắt đã hư,chim sẽ xoay phần mắt còn lại sang.
Cách nhận biết rõ nhất khi chim ở trong lồng là sẽ xoay trở đầu liên tục nhằm đưa phần mắt còn lại sang góc cần quan sát.
Nguyên nhân chính gây ra tổn thương nguy hiểm này từ đâu?
Bỏ qua các tổn thương do tác động trực tiếp từ bên ngòai(có vật lạ xâm hại vào mắt),hoặc tổn thương do vật ký sinh,môi trường nuôi nhốt nhiễm bẩn...
Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là tổn thương mà đôi khi chúng ta không thể ngờ đến,đó là Phơi Nắng.
Có thể sẽ là lạ vì vấn đề này chỉ gặp phổ biến ở Chim họa mi khi bị phơi nắng cường độ cao trong thời gian dài.Còn với Chòe nói chung và chòe than nói riêng là lòai chịu nắng,và có thể phơi với thời gian lâu.Tôi xác nhận điều này là đúng.
chòe vốn là lòai sinh sống chủ yếu ở vùng Nhiệt Đới,cộng vào là bộ lông với tòan phần trên màu Đen(đây là màu hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều nhất)=>đây là lòai ưa nắng.Vì vậy việc phơi nắng trong nhiều giờ cũng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của chim.
Vậy vì sao chim lại mù vì phơi nắng?
Đây chính là lỗi của chúng ta trong quá trình chăm sóc.
Chim được nuôi nhốt,nhất là trong đô thị,thường được trùm áo lồng màu tối để chim ngủ yên.
Và khi trời có nắng đẹp,chúng ta thường rất phấn khởi mang chim ra phơi nắng,nhưng vấn đề là ở chỗ khi mang ra phơi,chúng ta thường mở áo lồng và mang chim hầu như ngay lập tức ra nắng.Đây chính là nguyên nhân!!!!
Khi chim ở trong lồng trùm kín áo hầu như không có ánh sáng,để thích nghi cũng như con người chúng ta,đồng tử mắt cần có thời gian thay đổi để phù hợp với cường độ ánh sáng,nên việc làm của chúng ta vô tình làm đồng tử của chim không đủ thời gian co giãn,gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt(thường gọi là nổ mắt).
Trong giai đọan đầu thường khó nhận biết khi quan sát mắt chim,lúc này mắt chỉ mới bắt đầu mờ dần.Nhưng vài ngày,vài tuần sau,dấu hiệu lộ rõ là đồng tử mắt sẽ bị đục chứ không trong như mắt thường.
Cách phòng tránh:
Trước khi mang chim ra phơi,chúng ta nên mở hết áo lồng,đặt lồng trong bóng râm khỏang 3-5 phút,sau đó mới mang chim ra tắm nắng.Rất đơn giản đến mức hầu như chúng ta quên đi và đó là nguyên nhân làm uổng phí rất nhiều tài năng.
Với chim hót,sẽ mất giá trị thẩm mỹ khi chim vừa hót vừa xoay vòng tròn trên cầu để quan sát xung quanh.
Với chim đá,sẽ là 1 bất lợi vô cùng lớn khi chim chỉ ra trận với 1 bên mắt,sẽ khó tránh né đòn thế và khó tìm được yếu điểm của đối phương.Một chút kinh nghiệm nhỏ từ 1 kinh nghiệm lớn xin gửi đến các bạn
!


Cách chăm sóc và lựa chọn chòe than mộc

Thời gian tốt nhất để bắt tay vào nuôi Chích Choè Than Bổi là từ đầu tháng 9 âm lịch đến giữa tháng 3 năm sau!Ngoài khoảng thời gian này tôi khuyên các bạn nếu chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng nên chọn chim nuôi.Vì cuối tháng 3 chim bắt đầu vào mùa sinh sản,từ lúc này đến cuối tháng 6 chim mãi chăm con,và sau đó là thời gian chim thay lông,lúc này sức lực rất suy kiệt,nếu bắt về nuôi tỷ lệ chim chết sẽ rất cao!

LỰA CHỌN:
Khi lựa chọn chim,điều căn bản nhất là chúng ta phải xác định rõ tiêu chí chọn chim của mình!Có người thích chim thon,dài,người khác lại to,ngắn…Vì vậy tôi khuyên các bạn nên xác định rõ điều này trước khi đi chọn Than,nó sẽ giúp các bạn đỡ tốn thời gian và việc lựa chọn cũng dễ dàng hơn,chỉ cần quan sát sơ qua,nếu không thấy mẫu chim mình cần tìm thì cứ việc đến nơi khác,không phải mất thời gian phân vân giữa việc nên hay không nên mua!

Điều lưu ý đầu tiên khi bắt tay vào lựa chọn chim Bổi là quan sát và nhận biết đựơc tình trạng chung của những con chim trong lồng nhốt tập thể,chim phải linh hoạt,nhảy liên tục,điều này chứng tỏ lứa chim này vừa về khoảng 1-2 ngày,chim còn khoẻ,khi đó ta mới bắt tay vào lựa chọn!

Với Chích Choè Than Bổi,nếu có điều kiện bắt từng con ra quan sát sẽ tốt hơn là chọn ngay trong lồng,nhưng thường khi chúng ta mua tại các cửa hàng và ở chợ chim cảnh thì người bán thường không muốn ta làm điều này!

Vì vậy khi lựa chim Bổi,kinh nghiệm của tôi là ngồi xa lồng chim ra một chút để tránh chim hoảng mà nhảy nhiều,khó quan sát!Làm thế người bán cũng sẽ thích hơn mà để các bạn lựa chọn kỹ một chút!

Vậy,lựa 1 con Bổi thế nào cho hay?Hay ở đây tôi muốn nói đến là 1 con chim khoẻ mạnh!Dù là chim bổi,rất nhát nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết 1 con chim khoẻ hay không qua những yếu tố cảm quan như sau:

- Chim phải lành lặn,không dị tật!
Những dị tật thuờng gặp là: Cụt móng,mờ mắt(nhìn vào con ngươi chim có màu đục),gãy cánh…

- Lông chim phải sáng,có ánh biếc và ôm sát thân!
Màu sắc lông chim chính là yếu tố cơ bản thể hiện ra ngoài thể trạng của chim khoẻ hay không!

- Khi quan sát phần hậu môn,tốt nhất là không dính phân trắng!Vì chim đi phân như vậy là có dấu hiệu của bệnh,dễ chết!
Ngoài ra nếu có kinh nghiệm,người lựa chim sẽ biết quan sát ức(lườn) chim xem chim mập hay ốm(ức võng,căng tròn là chim mập,có gờ,xơ 2 bên là chim ốm,suy)

Khi đã nhận biết được và chọn cho mình con chim vừa ý,coi như các bạn thành công bước đầu!

LỒNG NUÔI:
Với Chích Choè Than Bổi,lồng nuôi cũng rất quan trọng,lồng ưa chuộng nhất là loại lồng có kích thước từ 52 đến 56 nan.Đặc biệt nên ưu tiên sử dụng những lồng có nan kép trên nóc,tốt nhất là loại nan kép toàn bộ.Lồng nan đơn(kích thước nan đến nan là =>2cm),nan kép ( =>1cm nan đến nan).Với lồng có nan kép như nêu trên sẽ giảm thiểu thương tật cho chim(nhất là vùng đầu)khi nuôi nhốt vì Chích Choè Than Bổi rất nhát trong thời gian đầu,chuyện trầy đầu chảy máu là chuyện bình thường!

Cầu đậu:
Cầu đậu dành cho Chích Choè Than thường có đường kính là 1-1,5cm là thích hợp nhất!


Cóng nước:

Nên sử dụng loại bằng sành hoặc ống giác thuỷ tinh,tránh sử dụng loại cóng nhựa có bán trên thị trường vì loại này tuy nhẹ,giá thành rẻ nhưng có 1 khuyết điểm khi nuôi Than Bổi là dễ làm rách chân chim khi chim đậu lên trên!Ai đã từng nuôi 1 con Chích Choè Than Bổi sẽ biết nó nhảy kinh khủng như thế nào trong thời gian đầu,nên việc tránh sử dụng các vật có cạnh sắc nhọn trong lồng là điều nên làm!

THUẦN HOÁ:
Khi tất cả đã chuẩn bị xong,mang chim từ chợ về,công việc đầu tiên các bạn cần làm trước khi cho chim vào là chuẩn bị lồng cho chim,các bạn cho vào lồng 4 cóng(2 cóng để sâu tươi,2 cóng nước),đặt đều 2 bên cầu!Thêm vào đó là khoảng 15 con cào cào non!Nên sử dụng cào cào non trong thời gian này cho chim dễ tiêu hoá!
Khi đã chẩn bị xong chúng ta cho chim vào và trùm kín ngay áo lồng lại,tìm nơi yên tĩnh nhất cả ngày lẫn đêm để đặt lồng chim!

Vậy vì sao phải cho đến 4 cóng vào lồng?
Vì thời gian đầu tiên là lúc khó khăn nhất cho chim và cho cả người chơi.Sự nhẫn nại là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại khi chọn nuôi Chích Choè Than Bổi!!!Đối với chim,đây là thời gian chim dành cho sự phục hồi sức khoẻ và làm quen với môi trường sống hoàn toàn xa lạ!
Sau khi cho chim vào,ngày hôm sau các bạn hé áo thật nhẹ,thật hẹp để quan sát chim còn sống hay không(đừng cười vì tôi bi quan nhưng đó là sự thật khi nuôi chim Bổi!!!),nếu chim còn sống thì quan sát cào cào hôm qua còn hay hết,sâu trong cóng chim đã ăn hết bao nhiêu??!Nếu hết cào cào thì bỏ thêm vào với lượng nhiều hơn hôm qua 5 con!Sau khi cho cào cào vào thì trùm áo lại ngay và đặt lồng vào vị trí cũ!

Công việc của các bạn trong suốt tuần đầu tiên chỉ là như vậy,châm nước,sâu,cào cào và trùm áo lồng!Một lời khuyên dành cho các bạn là đừng nên nôn nóng cho chim tắm hay tập cho chim ăn cám trong thời gian này!Những điều này chưa thật cần thiết mà đôi khi còn phản tác dụng thậm chí làm chết chim!Một lý do rất đơn giản,chim cần có thời gian thích nghi với môi trường mới,đừng thay đổi mọi thứ đột ngột!
Sang tuần thứ 2,
lúc này chim đã khoẻ hơn và chúng ta bắt đầu dời vị trí lồng nuôi từ nơi này sang nơi khác,mục đích việc này là giúp chim làm quen với môi trường xung quanh.

Thời gian này chúng ta bắt đầu việc cho chim tắm và phơi nắng:

-Phơi nắng cho chim tốt nhất là khoảng 10h trưa,lúc này nắng vừa đủ để chim sưởi ấm!Chọn nơi thật vắng,không có người và thú vật qua lại,mở nhẹ áo nửa lồng phần cửa,hướng về phía có ánh nắng rọi vào,để chim ở đó khoảng 15 phút rồi trùm kín và mang lồng vào!Làm thế trong 3 ngày,đến ngày thứ 4 thì chuẩn bị lồng tắm trong có khay nước,pha muối loãng(1/2 kg cho 5l nuớc),sẽ giúp chim loại bỏ ký sinh,rận mạc trên người trong suốt thời gian nuôi ủ!

- Sau khi chuẩn bị lồng tắm xong thì đặt tại vị trí mà 3 ngày trước cho chim phơi nắng,che kín phần nóc lồng tắm cho chim đỡ hoảng mà đâm đầu khi cho vào tắm!

- Mang lồng ra cho chim phơi nắng,lúc này cửa lồng chim áp sát vào lồng tắm,sau 15 phút thì kéo cửa,đợi cho chim qua lồng tắm thì thật nhẹ nhàng rút lồng chim mang ra chỗ khác để vệ sinh tất cả(áo lồng,bố,cầu,cóng rửa qua bằng nước sạch sau đó mang đi phơi nắng cho khô).Sau khi chim tắm xong thì cho chim vào lại lồng,để nguyên vị trí đó cho chim phơi thêm 15 phút thì trùm áo lồng lại và mang vào trong!

- Việc phơi nắng nên làm mỗi ngày,riêng việc tắm,nếu trời nắng tốt thì 2 ngày 1 lần,không thì 1 tuần 2 lần!Việc cho chim tắm không chỉ giúp nó sạch sẽ mà còn giúp chim mau dạn hơn(vì khi chim thực sự an tâm thì mới dám xuống tắm).

Sau 2 tuần,các bạn tạm yên tâm rằng con chim mình không chết vì suy yếu(nên lưu ý trong suốt 2 tuần này thức ăn chính vẫn là sâu tươi và cào cào).Tôi không chú trọng việc cho chim ăn bột vì đây là loại thức ăn hoàn toàn mới mà cơ thể chim khi đang suy yếu rất khó làm quen và hấp thụ,tôi chỉ muốn con chim của mình sống,sau đó việc tập cho ăn thế nào cũng không còn là vấn đề,đừng vì chút nôn nóng mà làm hỏng công sức mình bỏ ra!
Sang tuần thứ 3,
lúc này ta mới hé áo thật hẹp nơi cửa lồng,hướng lồng ra ngoài cho chim làm quen với khung cảnh xung quanh!Đây cũng là lúc ta bắt đầu tập cho chim ăn bột!

Có 2 cách thông dụng là trộn bột vào chung cóng sâu hoặc với cào cào cắt nhỏ!

Trộn với lượng tăng dần trong 4 ngày rồi giảm dần từ ngày thứ 5 và giảm hẳn sau 1 tuần,lúc này ta sẽ ngưng cho sâu tươi và cào cào trong 1 ngày,trong lồng chỉ còn cóng bột và nuớc,đến chiều thì quan sát cóng bột xem chim có ăn hay không,lưu ý cần phân biệt việc chim ăn bột và bới bột tìm sâu,cào cào,nếu ăn thì chỉ có ít bột rơi ra ngoài,cóng bột vơi và cóng nước thì có bột lắng trong đó!

Khi đã chắc chim biết ăn bột,lúc này ta nên giảm hẳn lượng sâu trong ngày để chim ăn bột!
Sáng sớm cho cào cào khoảng 20 con vào lồng,khi hết cào cào chim sẽ ăn bột,đến cuối ngày thì cho 1 muỗng caffe sâu vào cho chim ăn!Đó là công thức chung cho chim thuộc và chúc mừng bạn đã thành công bước đầu trong việc nuôi và thuần Chích Choè Than Bổi!

Những việc sau đó là hé dần áo trùm lồng rộng hơn,thay đổi thường xuyên các vị trí treo lồng trong nhà nhưng tối đến thì dành 1 nơi thật yên cho chim ngủ!

Và 1 ngày đẹp trời,con chim của bạn sẽ hót,từ nhỏ sang lớn và rất lớn!Từ chỉ hót buổi sáng đến hót trưa và hầu như cả ngày!Lúc này bạn có thể tin rằng con chim của mình đã thích nghi hoàn toàn và xem nhà bạn là lãnh thổ của nó,hót để khẳng định vị trí lãnh thổ,hót vì tự tin!Lúc này chúng ta có thể nghĩ đến việc mang chim đến các tụ điểm vợt chim cho chim làm quen từ từ!

Khi mang đến cội(tụ điểm vợt chim),các bạn không nên nóng vội mà mở áo lồng ra,cứ tìm 1
nơi xa những con chim khác mà treo lồng,áo lồng vẫn trùm kín!Hết giờ cứ vậy mà mang lồng chim về!Sau 3 lần mang chim đi như thế thì ta mới bắt đầu hé dần áo lồng ra từ hẹp đến rộng cho chim làm quen với khung cảnh mới,không thấy lạ mà bị hoảng hay sợ những con chim khác!Ra cội,tốt nhất là tìm 1 nàng Than mái cho để cạnh lồng chàng,chàng sẽ bình tĩnh hơn và máu hơn,từ đó sẽ mau đấu với chim lạ!

Một điều lý thú là với Than Bổi,sau mỗi lần đi vợt ở cội chim về,nếu để ý các bạn sẽ thấy chú chim của mình dạn hơn 1 chút so với lúc chưa mang đi!Và càng đi thường xuyên(2 lần 1 tuần)con chim sẽ trở nên dạn dĩ hơn,hót nhiều hơn!

Đây là những kinh nghiệm đã mang lại thành công,hy vọng các bạn sẽ tìm và thuần hoá được 1 chú chim Bổi được coi là rất nhát trong các loài chim cảnh này!

Kinh Nghiệm Chọn Choè Than Hót Múa

Thế nào là Hót Múa ?
HM là cách đấu của Choè nói chung khi gặp đối thủ,giống như cách so găng của 2 võ sĩ Quyền Anh trước khi vào trận.
Tuy nhiên,khác ở chỗ,đây là cách đấu,chim hơn thua từ lúc này,nếu 2 đối thủ không phân thấp cao,sẽ tính đến chuyện dụng tay chân.
Vậy,chim hót múa là chim biết dùng cách này làm thế mạnh cho mình,biết sử dụng để áp đảo tinh thần đối phương.Những con chim này thường là chim có mùa ***g từ 2-3 mùa trở lên.
Ta có thể hình dung chim HM và chim đá như Quan Văn-Quan Võ.
Vô hình chung,cách đấu hót này cũng là lúc chim phơi bày hết vẻ đẹp từ Thanh đến Sắc làm mê hoặc lòng người,dù đó là người không am hiểu.


Làm sao chọn được 1 con chim tài hoa như vậy?Đó là điều không đơn giản.
Đây là những ví dụ dễ làm chúng ta nhầm lẫn:
-Khi được nuôi tại nhà,choè Than cũng có những lúc căng lửa,sung mãn,cũng vừa hót vừa múa khi nghe âm thanh,tiếng chim lạ.
-Một con chim trống treo tại cội(trường chim),kè gần 1 nàng chim Mái xinh đẹp,trổ hết tài năng,vẻ đẹp để thu hút nàng.
-Hai đối thủ vừa gặp nhau,rướng cổ,trổ giọng,múa đuôi.
-Một con chim khi vào cội mới,do chưa quen cội(Choè Than rất dễ lạ cội dù là chim có mùa),không dám sân si,chỉ múa hót...
Tất cả những ví dụ này đều dễ làm ta nhầm tưởng đây là những con chim hót múa và phải bỏ một khoản tiền khá cao để sở hữu,sau đó lại thất vọng tràn trề.
Nếu bạn đang muốn sở hữu 1 con Choè Than để chơi Hót-Múa.
Vài lời khuyên xin gửi đến các bạn như sau:
-Tuyệt đối không nên tin những lời quảng cáo suông,dù cho đang tận mắt nhìn con chim trổ tài.
-Không xem và mua chim tại nhà.
-Không mua chim trong 1 ngày.
Vì sao tôi khuyên các bạn như thế?
Để sở hữu 1 con chim hay,không phải là điều hơn giản dù rất nhiều con có khả năng này.
Bản tính của loài này được xem là hung hăng nhất trong các loài chim,nên việc tìm 1 con chim giỏi Văn gần như rất khó.

Bên cạnh đó,hầu như đấu Hót thì con nào cũng có thể,nhưng quan trọng vẫn là đấu Hót-Múa trong bao lâu và vào thời điểm nào,đó cũng là điểm mà người bán dễ lợi dụng để quảng cáo,và người mua cũng dễ nhầm lẫn:
Có những con chim đá,lúc vừa tắm xong,Lửa hạ xuống,lúc này hót múa liên tục,rất hay,rất đẹp.Nhưng sau khi phơi nắng 1 lúc thì trở lại bản tính thật của mình.
Một vài con,do thói quen và do chủ nắm rõ thời điểm chơi của chim.Mỗi ngày cho đi vợt và đá vào buổi Chiều,Sáng khi mang đi thì lại HM,không chịu đá,khi những con này đá thua,chủ muốn bán đi,sẽ hẹn bạn đến xem vào buổi sáng và quảng cáo đây là chim HM.
Con khác lại hót múa rất hay khi ở nhà,khi ra cội lại chỉ muốn tìm chim để cắn xé.

Lưu ý:Chim hót càng nhiều,càng lớn và căng ở nhà,ra cội(trường chim)càng dữ,điều này các bạn cứ thử xác nhận xem nhé.
Bên cạnh đó,vào thời điểm ghép đôi,dù là chim được nuôi nhốt,nhưng vào thời điểm này,chim vẫn muốn tìm chim Mái để ghép cặp.
Đây là lúc người mua dễ nhầm lẫn nhất.Vì chỉ cần thấy bóng dáng chim mái,dù ở rất xa,chim cũng trổ hết vè đẹp về Thanh-Sắc của mình để thu hút mà không cần quan tâm đến những chàng trống bên cạnh.
Khi đã xác định được con chim ưng ý,các bạn nên kiểm tra như sau:
Tách chim ra khỏi chim Mái(không còn thấy bóng dáng).
Mang chim đến gần,thậm chí kè ***g với những con chim khác(càng dữ càng tốt),nếu chim vẫn không chụp,không xù,đứng ra giữa cầu đấu hót.
Để chim tại vị trí đó trong 10 phút,nếu vẫn không có gì thay đổi,mang chim ra 1 vị trí tách biệt,treo trong 3 phút.Sau đó lại tiếp tục mang vào 1 vị trí kè chim khác và tiếp tục cho kè.
Nếu vẫn không trở chứng,lúc này có thể suy nghĩ đến chuyện mua chú.

Tuy nhiên,trước khi quyết định,nên kiểm tra thêm 1 bước nữa:Lộn mèo
Vì sao lại kiểm tra,chim lộn thì lộn từ đầu rồi mà?
Xin thưa chính tôi cũng không ít lần dở khóc dở cười vì mua nhầm những con chim Lộn mèo mà bị chính con chim đành lừa!Thậm chí cả người chủ cũ cũng không biết con chim của mình có tật xấu này.
-Có những con chim,khi treo sào,đấu hót hay cực kỳ,nhưng khi mang xuống đất hoặc đặt lên bàn thì Lộn.
-Số khác,khi chơi tại cội,vì mê Đấu Hót mà tạm quên làm trò,nhưng khi mang về nhà lại Lộn mèo.
Vì vậy,khi chọn mua,không có cách gì khác hơn,dù không thấy chim Lộn,nhưng bạn vẫn phải yêu cầu chủ chim bảo đảm.


Cách vào cám chim chích chòe lửa

Đầu tiên bỏ chim vào lồng khá rộng rãi một tí, che áo cho chim đở sợ. Nước thì lúc nào cũng phải có trong lồng rồi.
tiếp theo là các bạn nên ra chỗ bán lồng, thức ăn cho chim để mua một bịt "bột phụng hoàng" (6->8 ngàn một bịt), một lon sâu gạo (10 ->15 ngàn một lon). Bạn bỏ 2 thìa bột phụng hoàng và 2 thì sâu vào khai thức ăn, khi nào hết sâu thì thêm sâu, hết bột thì thêm bột, cứ cho ăn thế,chim ban đầu ăn sâu, nhưng bột dính vào sâu nên chim ăn quen mùi, khi nào bạn cho ăn hết lon sâu thì chỉ cho chim ăn bột thôi. bột phụng hoàng rẻ nên bạn không nên cho ăn cám. Nếu bạn bắt chim con thì cho ăn như sau:
mua thức ăn hạt dành cho chim hoặc lấy thức ăn cho vịt (loại hạt dài màu nâu tốt hơn hạt ngắn màu vàng), cũng được. bạn trôn 3 thìa thức ăn với 2 thìa nước, trộn đều khi thức ăn rã mềm hơi sệt lại thì lấy que đút cho chim ăn, chỉ cho ăn vậy thôi, tuyệt đối không cho uống nước. (cho uống nước là chim ra lông nhiều và kiệt sức, không sống được).
Chim chích chèo tương đối dễ nuôi, chúc bạn thành công.

Kinh nghiệm cho người mới chơi Chích Chòe Lửa

Một chút kiến thức nuôi chòe lửa được đúc kết từ chính kinh nghiệm của bản thân và giao lưu các cách chăm khác của một số cao thủ chăm chim chòe lửa tại 3 miên Bắc –Trung –Nam và một số trang web nước ngoài và trong nước .Mong giúp ích được cho các bác mới chơi chòe lửa.

Để đánh giá thế nào là một chú chòe lửa hay thì có nhiều tiêu chí và tùy theo nhu cầu chơi của từng vùng.Tuy nhiên,tựu chung lại,một chú chòe lửa hay phải thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu.

-Hót nhiều giọng,đấu hót tốt,bền
-Giọng càng dài càng tốt,giọng to và gắt
-Siêng đánh đuôi
-Siêng sàng cầu
-Chơi bền chim
-Nếu là chim chơi hót thì có tiêu chuẩn là không được chụp chim(có nơi gọi là bu lồng,tức là nhưng con chim khi gặp chim lạ thường muốn xù lông lao vào oánh nhau)
-Có 1 số nơi người ta trừ điểm cả những con có tật ỉa lên nan lồng


-Chòe lửa hiện tại ở Việt Nam có 2 loại.Phân biệt chung là Chòe lửa BắcChòe lửa Nam.Chòe lửa Bắc đuôi thường ngắn và cứng(chỉ tầm 17-18 đổ lại).Tuy nhiên cũng có những con đuôi lên đến 20cm nhưng rất ít gặp.Lông trên mình và lông đuôi thường to bản và dầy.Chòe lửa Nam(Khoảng từ Quảng trị-Huế-Đà nẵng đổ vào đến miền trong,bao gồm cả chòe lửa lào và campuchia,thái lan). Dòng chòe lửa này được mọi người gọi chung là chòe lửa nam.Đuôi thường dài hơn,mềm mại hơn.về bộ lông thì cũng mỏng hơn chút so với chòe lửa Bắc.Nguyên do có thể ngoài bắc có mùa đông lạnh hơn nên con chim cũng tự biết điều tiết về bộ lông để chống chọi lại thời tiết.

-Với mặt bằng chung về giọng hót thì chòe lửa Nam siêng hót hơn,hót xổng cũng tốt hơn chòe lửa Bắc.Hót nhiều giọng hơn
-Về cách đánh đuôi và sàng cầu thì chòe lửa Nam cũng chịu khó sàng cầu,linh hoạt hơn lửa bắc,Tuy nhiên lửa bắc cũng rất siêng đánh đuôi.

1-Cách chọn chòe lửa mộc.

-Trong một lồng chòe lửa mộc thường có rất nhiều con,mà có thể còn nhảy loạn xạ nên các bạn khó phân biệt được con nào có tiềm năng.Thông thường nên chọn những con nào lông lá đầy đủ,bóng mượt nhất.Chịu khó kêu tạch tạch(nhiều bác tưởng tiếng kêu phát ra từ đuôi là sai nhé,chòe lửa khi oánh đuôi thì mồm sẽ phát ra tiếng kêu tạch tạch hoặc cạch cạch) Chú nào siêng tạch tạch thì sẽ siêng hót hơn.

-Lỗ mũi to và thông.Mỏ dưới càng nhỏ càng tốt.Hai mỏ khép kín
-Đầu bằng,hoặc tròn nhỏ,cổ dài và thắt
-Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài,vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.Tuy nhiên qua sàng lọc tự nhiên thì ko gì là ko thể nên vẫn có nhưng con mắt lồi chơi rất tốt nhưng tỉ lệ rất ít.
-Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu.
-Một chút kinh nghiệm của bản thân e là nhưng chú chòe lửa đứng cao cầu,phần góc chân ép vào bụng và phần chân có móng bám vào cầu sẽ tạo ra 1 chữ V ngược.Chú nào có chữ V góc trên bé,góc dưới càng to thì dáng đứng sẽ đẹp hơn và khả năng sàng cầu oánh đuôi sẽ đẹp hơn nhiều.

2-Cách thuần chim mộc
-Có nhiều cách thuần chim và gần như cách nào cũng đúng vì mỗi con chim lại có 1 khả năng tiếp cận với môi trường do con người tạo ra khác nhau.

-Có thể là để thức ăn nước uống trong lồng đầy đủ rồi để chim chỗ có nhiều người qua lại,chỉ mở hé áo lồng,dần dần rồi chim cũng quen.

-Có cách khác là ép chim ăn cám,ko để ăn mồi tươi trong lồng mà thỉnh thoảng có người đi tới cầm con sâu hay cào cào,dế,cầm ra dứ dứ con chim rồi ném vào lồng cho nó ăn.Sau vài ngày con chim quen dần với việc là cứ có người thì sẽ có ăn nên nó sẽ dạn người hơn.

-Có cách khác nữa là để thức ăn nước uống đầy đủ trong lồng,ban ngày thì trùm kín áo lồng.Đến buổi tối thì mở hết áo lồng ra,rồi để chim 1 góc nào đó tĩnh trong phòng khách,ko nên để đèn quá sáng.mọi người trong nhà thì vẫn xem tivi sinh hoạt bình thường.Vì buổi tối và trong điều kiện ánh sáng kém thì chim ít bị hoảng nên sẽ tĩnh hơn,lâu dần nó sẽ quen với sự xuất hiện của người nên sẽ nhanh thuần hơn.

-Chòe lửa là loại chim dễ thuần,dễ hót trong điều kiện nuôi nhốt.Cá nhân e đánh giá không nên cho chòe lửa thuần quá.Chỉ cần đến mức là chạm vào lồng thì nhảy nhẹ,treo lên là phải đứng lồng.Nếu chim thuần quá thì tại 1 số trường hợp nó sẽ rất ít vận động,dẫn đến tình trạng là yếu chim,ko dai sức.

-Lúc mới bắt chim về hoặc có thể do chăm không cẩn thận mà trên mình chim,đặc biệt là trên đầu chim xuất hiện các đốm trắng,lấm tấm,như bụi hoặc là gầu.Đó chính là mạt chim,tuy ko ảnh hưởng nhiều đến chim nhưng về lâu dài rất không tốt.Lúc này bạn phải tắm cho chim thường xuyên hơn,khi tắm thì pha 1 chút muối vào nước tắm,khoảng 2-3 lần sẽ hết.Kết hợp thêm việc ngâm áo lồng vào xà phòng,vệ sinh lồng cóng sạch sẽ.

3-Thức ăn cho chòe lửa
-Cám cho chòe lửa thường gồm lạc(đậu phộng)+ lòng đỏ trứng gà + tôm đồng tươi để cả vỏ

-Ngoài ra có thể cho thêm ngô,đậu tương,mật ong,nhộng tằm,thịt chó,thịt bò,tiết bò…tùy theo thời điểm và điều kiện có thể mà cho thành phần cho phù hợp.

-Chòe lửa là loại chim kiếm ăn dưới đất,ăn côn trùng.Do vậy nguồn thức ăn tươi khá phong phú.từ dế,cào cào,tất cả các loại sâu có bán trên thị trường,trứng kiến,giun đất,thạch sùng,liu điu,thằn lằn,thịt bò,thịt chó,tép,tôm…..Tùy từng thời điểm mà nên chọn mồi tươi cho hợp lí.

4-Cách vào cám và chăm chòe lửa
-Cách vào cám đơn giản nhất là trộn sâu,dế,cào cào hoặc trứng kiến vào cám ướt(nên là cám bột chứ không dc là cám viên).Khi con chim ăn mồi tươi thì sẽ dính chút cám,nó sẽ quen với mùi cám,dần dần sẽ giảm số lượng mồi tươi xuống đến lúc chỉ còn cám trong cóng thì nó sẽ chỉ ăn cám thôi.

-Cá nhân tôi thì chỉ cho chòe ăn cám trong lúc thay lông để tăng lượng tinh dầu lạc làm cho mượt lông.Còn bình thường thì chòe lửa ăn cám hay ko cũng không quan trọng.Hằng ngày phải đảm bảo mồi tươi phong phú và đều đặn là ok.Chỉ có bác nào không có điều kiện cho mồi tươi hằng ngày thì mới phải ép chim ăn cám và lúc này nên bổ sung cám nhiều thành phần đạm một chút.

-1 tuần thì cho uống 1 hoặc 2 lần vitamin B-complex hoặc siro nutroplex cho trẻ e.2 loại này nên mua dạng nước,Pha vào cóng nước rồi để cho chim uống,ko nên để cóng nước vitamin này qua đêm mà nên thay trong ngày(cùng lắm chỉ nên để qua 1 đêm thôi).Nếu là loại vitamin bột thì nên tẩm vào mồi tươi hoặc trộn vào cám để cho chim ăn.

-Hoặc có cách khác là lấy dế,cào cào,.. tẩm qua vitamin dạng nước rồi đút cho chim ăn.
Để chim đói mồi tươi khoảng 2 ngày,khi thấy mồi tươi đưa ra con chim không loạn lên thì hơi lạ đấy.

-Vào thời điểm giao mùa chim dễ bị trúng gió.biểu hiện thường là cắn lông,quằn quại dưới đáy lồng kiểu giãy chết.Với trường hợp này thường khó chữa.Tuy nhiên còn nước còn tát,cách chữa thông dụng nhất là vẩy vài giọt dầu gió xuống đáy lồng và lên áo lồng,cạy mỏ chim nhỏ vitamin vào,hoặc là lấy nhánh tỏi ép lấy nước rồi đổ vào.Sau đó trùm kín áo lồng để chỗ kín,tránh gió và yên tĩnh.Sau đó thì thắp hương và chắp tay xin các cụ phù hộ cho e nó tai qua nạn khỏi.

-Với 1 số con chim tự nhiên sẽ bị khàn giọng,hót ko ra hơi.Những trường hợp này nên đun nước cam thảo loãng cho chim uống hằng ngày,hoặc là cho uống nước giá đỗ luộc,hoặc là nước mật ong pha loãng.Khoảng vài ngày sẽ có tiến triển.

-Chòe lửa là dòng chim rừng nên ko nhất thiết phải phơi nắng nhiều.Hằng ngày chỉ cần phơi nắng tầm 15-30 phút vào nắng sớm,hoặc chiều muộn.Với mùa hè nắng nóng trên 30 độ thì ko cần phơi nắng làm gì,chỉ cần để chỗ nào thoáng chút và ánh sáng đủ là ok.Vào mùa đông nắng ít thì mới cần chú ý phơi nắng khi có nắng.

-Nên treo chòe lửa lên cao,đáy lồng cách mặt đất tầm 1,8m-2m là ok.Treo dựa vào tường hoặc chỗ nào đó mà chim có thể quan sát xung quanh và không bị giật mình khi có người đi qua hoặc tiếng động gì đó đột ngột.

-Hằng ngày ở nhà không nên mở hết áo lồng.Nên trùm áo lồng thường xuyên,chỉ nên mở hé áo lồng.Chỉ khi nào đem chim đi dãi dượt thì hãy mở hết áo lồng.Khi con chim bị trùm áo lồng nó sẽ rất bức bối vì ko quan sát được xung quanh,nên mỗi khi được mở áo lồng nó sẽ phấn khích hơn và sẽ hót tốt hơn.

-Nếu mùa đông thì nên tắm 1 tuần 1 lần và tắm bằng nước ấm 1 chút.Còn mùa hè ấm áp thì cách 1 ngày tắm 1 lần.Nên tắm vào khoàng 9h-15h chiều.Khi tắm xong treo chỗ tĩnh gió và có ánh sáng để chim rỉa lông khô hẳn rồi mới đem chim ra phơi nắng.Tuy nhiên cũng chỉ cần phơi tầm 5-10 phút cho lông chim khô hẳn thôi.

-Thỉnh thoàng nên vắt ½ quả chanh vào chậu nước tắm cho chim tắm.tinh dầu chanh sẽ làm lông chim bóng mượt hơn.

-Chòe lửa có nết chơi đánh đuôi sàng cầu vì vậy nên bố trí cầu thằng cho chim.và chỉ cần 1 cầu thôi,không nên bố trí các cầu phụ trên cao.Vì nếu có cầu phụ thì con chim sẽ đậu lên cầu phụ thường xuyên,lúc đó,đuôi sẽ quẹt vào nan lồng thường xuyên,dẫn đến là xơ đuôi và bị lệch sang hẳn 1 bên.

5-Cách chăm chim khi thay lông
-Chòe lửa cũng như các loại chim khác,thường thay lông 1 năm 1 lần vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch hàng năm.Tuy nhiên có thể vì điều kiện sống thay đổi,shock nước,shock cám mà sẽ bị thay lông trái mùa.

-Khi chim có dấu hiệu thay lông thì phải tách chim ra khỏi những con chim chòe lửa đang căng khác.thức ăn cho chim chính lúc này vẫn là mồi tươi có tính mát,như dế,cào cào và trứng kiến.Cám thì chỉ nên có lạc và tôm,trứng là chính.Trong thời gian này ko nên cho chim ăn những thức ăn có tính nóng như sâu nhỏ,thịt chó,liu điu,thạch sùng,,, thức ăn nóng sẽ làm chim khó trút lông cũ và lông mới mọc lên cũng bị xoăn,ko được bóng mượt.

-Trùm kín áo lồng 24/24,để chim chỗ tĩnh,không sáng quá,không tối quá,Không bị ảnh hưởng bởi tiếng chòe lửa khác,vì nếu khi vẫn nghe thấy tiếng chim khác nó sẽ cố để hót đấu lại,như thế sẽ làm chậm thay lông.

-Khi thấy sợi lông đuôi dài nhất của chim rụng phải quan sát xem có rụng trong cùng 1 ngày ko.Nếu 1 cái rụng trước thì các bạn phải theo dõi xem trong ngày hôm đó sợi còn lại có rụng không,nếu qua đêm mà chưa thấy rụng thì các bạn phải nhổ sợi lông còn lại bằng cách ép con chim bám lên nan lông,bạn nhanh tay cầm nhẹ vào cuối sợi lông,con chim nhảy nhẹ sẽ rụng nốt sợi còn lại.Điều này xử lý nhằm tránh việc 2 cọng lông rụng cách xa nhau quá dẫn tới việc khi mọc lông mới sẽ bị sole ko đều nhau.

-Tắm cho chim hằng ngày là tốt nhất,tắm nước ấm cũng ok,tắm nước có pha thêm chút giấm trắng,nó sẽ làm mềm lông và chim sẽ thay lông nhanh hơn.

-Khi chim đã rụng lông gần hết và đã ra lông mới thì ko nên cho nhiều trứng kiến vì trứng kiến thường làm lông chim mỏng và yếu.Lúc này nên cho ăn dế và cào cào là chính.
Cá nhân e có lúc chim thay lông trái mùa,ko thể kiếm được cào cào và dế nên đã phải đánh liều cho chim ăn hoàn toàn bằng sâu cá rồng,và chim cũng không bị hỏng lông.

-Khoảng thời gian chim thay lông thường là 2-3 tháng.Trong thời gian chim thay lông ko nên kích thích chim hót,ko nên để gần các con chim hót khác.Có một số chú chim chòe lửa vẫn hót chuyện thậm chí là có xổng vài lần trong lúc thay lông.Điều này chứng tỏ con chim hoàn toàn bình thường.nên kệ nó thôi.

-Trong thời gian lông chim chưa hoàn thiện,vẫn còn mềm mà cho chim hót,đánh đuôi thì sẽ có tình trạng là 2 cọng lông đuôi dài nhất sẽ bị xẻ ngang,nhìn như đuôi cá,rất xấu.

-Sau khi lông đã hoàn thiện thì nên tắm nắng hàng ngày và cho ăncào cào để cho lông chim cứng và chắc hơn.Thời gian này kéo dài khoảng nửa tháng.Sau đó mới kích thích sâu hoặc thức ăn nóng cho chim lên lửa.

6-Mang chim đi dợt dãi
-Nếu nhà rộng rãi và có điều kiện chơi chim thì nuôi tầm 5-10 con chòe lửa trong nhà thì ko vấn đề gi.Đối với nhiều người ko có điều kiện thì chỉ nên nuôi 1-2 e thì phải mang chim đi dượt dãi thường xuyên.Dợt dãi nhiều sẽ giúp cho con chim có khả năng đấu đá,giúp chúng có bản lĩnh hơn khi đứng trước nhiều chim lạ và nhiều môi trường khác nhau.
-Nhiều người tự hỏi là đến lúc nào có thể mang chim đi dượt dược?Và một tuần nên mang đi dượt bao nhiêu lần thì đủ?

-Khi 1 chú chim đã đạt đến độ thuần nhất định,treo lên là phải đứng lồng,chỉ nhảy nhẹ nhàng lúc cầm lồng chim.

-Khi để ở nhà thì đã hót xổng tốt,hót nhiều vào buổi sáng,trưa và tối.Hoặc là hót ngắn nhưng hót lai rai suốt ngày.

-Khi chim đã đạt được như vậy thì có thể mang đi dượt dãi được.Khi vận chuyển chim phải trùm kín áo lồng,hạn chế va đập trong lúc vận chuyển.

-Khi mang chim đến chỗ dượt dãi lần đầu tiên phải treo xa nhưng con chim hót căng khác,trùm kín áo lồng,mục tiêu là cho chim làm quen dần với môi trường có chim lạ.Sau mỗi lần dượt thì có thể chim sẽ hót lại.lúc đó mình mới mở dần áo lồng ra,mỗi lần hé 1 chút.Nhưng lần đầu tiên nên treo lồng chim tại 1 chỗ cố định để chim quen dần với môi trường xung quanh.Dần dần có thể mở hết áo lồng ra,nếu thấy chim đấu hót lại thì có thể treo gần hơn chút.Tùy khả năng của từng chú chim mà thời điểm bắt đầu này kéo dài hay ngắn.Có con chỉ 1 lần, có con 2-3 lần,có con cả chục lần và có con phải vài chục lần đi đi về về mới dám đấu hót lại những con tại trường chim.

-Mỗi lần đi dượt dãi chỉ cần treo chim lên khoảng 1 tiếng,rồi hạ chim xuống,trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi 1 lúc rồi mang chim về.Khi mang về nhà rồi vẫn nên trùm áo lồng,để chim chỗ tĩnh cho chim nghỉ ngơi,sau khoảng vài tiếng hoặc qua đếm rồi lại treo chim lên cho hót như bình thường.

-Mỗi 1 tuần tùy điều kiện thì có thế đem chim đi dãi dợt như vậy ít nhất là 1 lần,nếu được thì cách 2 ngày đi 1 lần là tốt nhất.Cũng không nên đi dợt tại 1 quán nhất định.Nếu có điều kiện thì hãy đi dượt tại nhiều quán dượt khác nhau.vì dụ thứ 5 hàng tuần dượt cố định 1 chỗ,đến chủ nhật lại dượt cố định chỗ khác.Điều này làm con chim sẽ tiếp xúc với nhiều chim lạ hơn,sẽ tăng khả năng học hỏi,đầu hót của nó.

-Tùy từng nhu cầu của mỗi người có thể treo chim lâu hơn ngoài cội.Cá nhân tôi thì mỗi khi xách chim đi thì treo lên luôn,hót hay ko hót thì mặc kệ.Người lúc đấy ngồi hót với các chủ chim khác,đến khi nào người hót mệt thì hạ chim xuống rồi về.

Cám ơn các bạn đã quan tâm.Chúc các bạn chọn và chăm được chú chim ưng ý,thỏa mãn niềm đam mê.

Cách phân biệt chích chòe lửa trống mái



+Chim chích chòe lửa có thể phân biệt trống mái dễ dàng:
 Nếu là chim đã hót rồi thì càng dễ. Chích Chòe Lửa có chiều dài thân mình khoảng 9-11 cm , đuôi của chúng còn tùy theo từng con.( có nhiều con cá biệt đuôi dài tới 30 cm ) chim trống có màu đen bóng với một cái bụng màu hạt dẻ và lông trắng phía mặt dưới của đuôi và đuôi màu đen bên ngoài . ( có 8 đuôi trắng và 4 đuôi đen) Chim mái có nhiều màu hơi xám nâu, và thường ngắn hơn so với chim trống . Cả chim trống mái có mỏ màu đen và bàn chân màu hồng. chim non có một màu xám hoặc nâu hơn, tương tự như của chim mái, với một ngực và trên lưng đầu màu nâu xám lốm đốm.

+Về giọng hót:

 chòe trống hót giọng dài và nhiều giọng, chòe mái hót giong ngắn và không có nhiều giọng. Nói chung, nhìn là thấy khác liền, không khó phân biệt như mấy em chào mào đâu.

Theo kinh nghiệm người chơi chòe lửa, tốt nhất nếu chim trưởng thành thì cứ nhìn lông đen ở trên đầu và lưng, nếu màu đen đậm (đen ánh thép) và bóng thì đó là chim trống. Còn ngược lại nếu màu xám tro và không bóng thì đó là mái. Còn về chim con thì khi chim đang còn lông ống thì bạn cứ nhìn dãy lông ống trên lưng của nó, nếu đỏ đậm so với các con khác thì đó là trống. 

Tiêu chí cách chọn và chơi chim họa mi



Tướng họa mi thường có 3 loại tốt : loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là '”mình củ đậu, đuôi lá vả” . Sau đây là tướng mạo chi tiết.

Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là
nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.
3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.
4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.



CHĂM HỌA MI TRONG MÙA THAY LÔNG

Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim HM thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản thân (tôi cũng học hỏi của nhiều người khác thôi):

* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng
, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.



* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.


Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé, chúc chú chim HM của các bạn có một bộ lông mới hoàn hảo và độ sung nhé.

ĐỂ CHIM HỌA MI HÓT HAY NHIỀU GIỌNG

Để chơi một con chim họa mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột...khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác...đó là con chim hay..bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng, như kiểu hát Karaoke đấy, Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng. Muốn tập cho chim hót khỏe và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao hòa nhập với đất trời thiên nhiên, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.


Cách phân biệt mắt chim họa mi

Nhiều bạn mới bắt đầu chơi HM thường thấy các bác lão luyện đi trước chọn mi thường săm xoi rất kỹ con mắt của mi và chỉ nhìn qua là biết nó đang căng lửa đến chừng nào rồi để có kế hoạch chăm sóc, ốp mái, đi dượt chuẩn bị đưa lên sới chọi, sới hót cho đúng thời điểm thích hợp.

Bàn về cặp mắt HM để mà đánh giá thật là vô cùng, tuy nhiên tất cả những bác chơi HM đều thống nhất chung rằng: Cặp mắt là tiêu điểm quan trọng số 1 nếu nhìn tổng thể chung của 1 chú HM hay, nó chiếm trên dưới 50% các thành phần quan trọng của 1 con HM như cặp chân, mầu lông, đầu, mỏ, mình đuôi...Lấy ví dụ thế này: Nếu có 1con HM chọi hàng khủng về mọi yếu tố, nhưng thời điểm mang đi chọi mà đôi mắt nó tròn xoe không méo, đục lờ và chưa có thần khí (tức là chưa căng lửa) đem đi chọi gặp 1con mi làng nhàng thôi nhưng thời điển đó mắt nó méo sẹo như mắt cóc thì chú mi chọi số 1 kia chắc gì đã "ăn" nổi nó???

Nói vậy để các bạn mới chơi HM hiểu thêm rằng với người chơi mi có nhiều kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể đánh giá đc thể lực sức bền độ máu lửa của 1con HM khi lâm chiến. Cũng giống như ví von ở con người đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, mắt HM cũng vậy đó chính là nơi để đọc vị nội tâm, công lực của HM một cách dễ dàng nhất.

Tuy nhiên cũng xin diễn giải vòng vo cho các bác mới chơi HM và 1 số bác chưa đc tiếp cận với mi mộc vừa bẫy ở rừng về để các bác biết thêm tí chút về sự thay đổi hình dạng của nó trong quá trình từ rừng hoang núi thẳm về sống với con người như thế nào.
Trong tự nhiên hầu như tất cả những con mi mới sập bẫy mắt đều méo sẹo như mắt gà chọi, mắt diều hâu ấy, vì cơ bản đây là 1 loài chim dữ lấy chiến trận phân chia ngôi vị lấy tiếng hót (to còi) để lấn át đè nén, vùi dập đối thủ, thế nên những con HM dữ thường hót như quát đối thủ các bác mới tậu thêm e nữa về nhà đến khi nào chú lính mới kia chịu im re thì mới chịu thôi, trường hợp này nhiều bác nhà ta hay kêu ca than thở kiểu "nhà e mới mua thêm con mi mới, về đc 1 hôm thì tịt vì cứ sùy mái thì hót sổng đc 1 câu vì bị con cũ hót rần rần cho câm bặt...bi giờ phải làm sao đây...???"

Đôi khi người ta cũng bẫy đc những chú HM ở rừng mắt tròn xoe k méo, thì phần lớn những chú này bản lĩnh vô cùng kém cỏi bởi ở rừng sâu kia chú luôn là kẻ chiến bại trong những trận đấu tay đôi khi tranh giành lãnh địa hoặc mùa làm tổ, khi muốn kết đôi mon men đến nhiều ả mái khó tính, già kinh nghiệm trường tình còn bị nó oánh cho tơi tả lông lá sứt sẹo mặt mày, thế nên những chú này bị bắt thường là dính thòng lọng hoặc sập lồng mi mái chứ chẳng dám đấu đôi công với mi mồi.

Những bác dân tộc chuyên nghiệp mỗi khi bẫy HM thường ngắm nghía rất kỹ xem chân xem mỏ xem mắt xem đầu trước khi cất vào lồng đựng, những con nào lúc chưa sập bẫy mà nghe thấy hót dữ, thái độ hung hãn, to con, sống mỏ gồ lên có cạnh càng cao càng tốt, mắt méo xệch sáng quắc, đẹp mã là y rằng bị buộc chân đánh dấu kỹ càng, một là để nuôi hai là mang bán cho các mối buôn với giá cao hơn vì đã đc dặn trước rồi, còn những con mắt mũi bình thường lại nhỏ thó, hót yếu hơi, thiếu lực, thái độ kém hung hăng thì để trơn mang xuống chợ bán đổ đồng giá rẻ cho những người không kỹ tính cứ thấy đích thị là chim HM thì mua thôi, chứ cũng chẳng quan trọng tướng tá, giọng ca của nó, miễn sao mang về miễn sao hót đúng giọng HM là OK, và cũng đc treo tòng teng trang trọng đầu hồi nhà là đc rồi, kiểu chơi bình dân phong trào gọi là ngta có mình cũng có ý mà.

Những chú Mi ở rừng mới bắt về đc 1ngày, vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng thì đồng tử nó dần dần nở ra vòng bờ mi trên và dưới cũng dần dần tròn xoe vì mất dần chất lửa của rừng bao gồm bản năng hung hãn, thể lực suy giảm, hoảng sợ, hoặc do không ốp mái đúng phương pháp...vv



Họa mi mới bị sập bẫy


Thế nên chính vậy mà các bác dt phải đánh dấu buộc chân, giống kiểu kẹp chì của các bác buôn chim bảo hành hàng họ, vì đôi khi về đến nhà dăm bảy con lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần, con hoảng nhiều thì lông xẹp nhiều, mắt giảm méo ngay, con sợ ít thì mắt cũng vẫn vậy...thế nên tránh nhầm nhọt sang trồng trọt các cụ săn mi cứ đánh dấu cho chắc cú...

Trở lại vấn đề hình dáng và mầu mắt của HM thì trên dđ đã có nhiều ae bàn đến "nhàu nhĩ" rồi, nhân vừa rồi tôi có tham khảo 1bộ hình thái và mầu sắc của mắt chim họa mi do người TQ liệt kê, đồng thời có tham khảo thêm của 1 số bác chơi HM lâu năm nên xin mạo muội phân tích chú giải để ae nào mới chơi thì biết thêm tí nào tốt tí ấy, bác nào chơi mi có cao niên tâm huyết thì xin bớt chút thời gian kiến giải cùng, để ae trên dđ đc học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng của 1 thú chơi tao nhã này.

Thêm nữa vì là ảnh chụp bởi nhiều lý do ánh sáng, góc nhìn hạn chế nên k đc trung thực và chính xác tuyệt đối như thực tế, tuy nhiên cũng phần nào cho ae và người mới chơi HM có 1 cái nhìn khái quát nhất:

1. Lục đậu thanh> Mắt chim HM có mầu xanh đều của vỏ hạt đỗ xanh, mắt con trong ảnh mí tương đối dày (tốt), vầng lam lớn (tốt) mắt sáng tuy nhiên con mắt trong ảnh chưa đạt độ căng lửa, những người chơi HM lâu năm thường đánh giá cao mắt mầu này.



2. Thiên lam thanh> Mắt chim mầu xanh như da trời mùa thu k có mây, đây cũng là con mắt có thần khí, chim hay và thường sống ở các cao nguyên khí hậu ôn hòa.



3,Bạch nhãn thủy> Đây là con mắt có mầu chì hoặc dòng nước suối chảy trong khe núi, nhiều người hay gọi là "Thiết sa nhãn", những con mi có đôi mắt như vậy khi lâm trận thường lì lợm, bền sức nhưng hơi kém linh hoạt trong lối chọi.



4. Phỉ thúy lục> Mầu xanh của ngọc phỉ thúy gần giống màu ngọc bích hoặc nhạt mầu hơn lục đậu thanh có tí ánh xanh da trời, những con mi sở hữu cặp mắt này thường nhanh nhẹn linh hoạt kèm theo mầu lông sáng sủa.



5. Bảo thạch lục> Mắt giống màu của tảng đá lâu đời đã mọc rêu phong, cũng có thể so sánh tương đồng với mầu vỏ đỗ xanh mà các bác chơi mi chọi nhà ta hay kết>Nhìn chung HM sở hữu con mắt này thường hay, chim hót dài hơi thể lực dai bền linh hoạt.



6.Hoàng kim sa> Là cặp mắt có ánh kim khí mạnh mẽ chủ đạo là mầu vàng lúc căng lên chuyển dần sang mầu nâu lục, xung quanh con ngươi có nhiều chấm dày mầu cát vàng lấp lánh mỗi khi chim lộ xung khí, kiểu "mắt lửa ngươi vàng", đây là những cặp mắt thần uy những con này hay có ngoại hình tướng ngũ trường, hót gắt gỏng làm mi hót đấu hoặc chọi thì hợp chứ để hót chơi thì nghe hơi khó chịu, sách Tầu hay gọi cặp mắt này là "Kim sa nhãn" và xếp nó hạng đầu trong bộ mi chọi.



7. Nguyệt bạch nhãn> Ánh sắc của mắt HM khi lộ khí thì sáng quắc như trăng rằm,kèm theo lam mầu sáng họa trắng rõ nét, những con sở hữu cặp mắt này thường dũng mãnh hăng hái dữ dội ở những phút đầu đánh trận, gặp con yếu vía là hoảng hốt thua ngay.



8. Xà nhãn> Con nào có cặp mắt này thường là con dị tướng, mắt mầu hổ phách, mỏ to đầu hộp, chân lộc ngộc nhưng di chuyển nhanh nhẹn vì kèm theo thân mình gọn lông tơi nhưng ốp và sáng mầu, bàn khóa ngón rất dầy và ngắn, đồng tử nhìn hoang dã lạnh lùng và nhỏ tí như mắt rắn giáo hoặc rắn đuôi chuông, cát bao quanh đồng tử hầu như k có hoặc nếu có cũng rất nhỏ và nhiều, mờ dải đều ở nhãn cầu.



9. Thái hoa hoàng> Mầu mắt vàng tươi sáng như mầu hoa hòe ở Việt Nam kèm theo lam mắt sáng mầu, cát xung quanh con ngươi mầu nâu sáng hoặc mầu vàng thư, những con này hót hay mau mỏ tuy nhiên sức không đc bền lâu.



10. Đạm lục sa>
Đây là cặp mắt ghi xám hoặc tối mầu nhưng có những chấm nhỏ cát bao quanh con ngươi hoặc lấm tấm quanh nhãn cầu mầu xanh lục hoặc ghi xanh lục.



11. Khôi bạch thủy> Xung quanh con ngươi có một viền sáng lấp lánh như dòng sông ngân trên bầu trời vậy, có người chơi thích có người thì không vì lúc căng lửa nhìn nó mạnh mẽ hào hoa nhưng lúc k có lửa nhìn mắt nó buồn như có sương khói bao phủ.



12. Kim hoàng sa> Về cơ bản tương đồng với con mát số sáu tuy nhiên khác biệt đôi chút là có những chấm cát dầy mầu trắng sáng bao quanh con ngươi, những con này sức bền vừa phải.



13,Khôi nhãn> Đây là con mắt sáng trong một sắc, nhiều người hay gọi là "Huy sa nhãn", lúc căng hết tầm cũng là con chim hay tuy nhiên bị tụt lửa thì lâu lấy lại đc phong độ đỉnh cao.



14. Hoàng kim nhãn> Cặp mắt có ánh vàng, ánh đồng kim khí một mầu từ con ngươi đến đồng tử và cũng gần giống mắt chim khiếu mái, thể lực sức bền và độ lì khá tốt tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào mái thúc nên hay bỏ trận mà k có nguyên do.



15. Đại thanh nhãn> Cặp mắt xanh nhạt mầu da trời đồng thời mầu lam mắt cũng nhạt và gần như trùng mầu với nhau.




Lạm bàn về mầu mắt là vậy tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần trong tổng thể những tiểu tiết quan trọng của chim HM mà thôi, bên cạnh đó cần một chế độ ăn uống tích cực, cách chăm sóc và nước nuôi của người chơi cộng với thời điểm con chim có căng hay không nữa, dù sao cũng phải thừa nhận rằng mầu mắt và hình thái của HM quả thật là quan trọng bậc nhất và là đầu tiên trong cách chọn lựa cũng như đánh giá ưu nhược điểm của một chú chim hay.
Tuy nhiên khi đưa bảng mắt cho các bác bẫy họa mi chuyên nghiệp tham khảo cũng có thêm rằng thỉnh thoảng các bác vẫn bẫy đc những con có cặp mắt đỏ đậm như mắt khiếu và những con này bất biết là to nhỏ dài ngắn thế nào cũng giữ lại nuôi vì sau này nó thường rất hung dữ, tính khí hơi điên điên (quái dị), hay mổ phá lồng bẫy nhưng lại hót khá nhiều giọng, lúc to nhỏ mượt mà lúc hằn học độc ác rất hợp cho những bác chơi mi sống cô đơn hay ở thung lũng đồi nương xa dân cư ở vì trong giọng hót của nó có nhiều sắc thái cuộc đời nếu tinh tai mới cảm nhận đc. Các bác ấy còn đế thêm vào: Hót thế mới có chất hoang dại và bão tố của rừng xanh đại ngàn chứ. Viết đến đoạn này tôi chợt nhớ tới con mi mắt đỏ của 1 bác dân tộc Thái ở Mai Châu HB nuôi nó 3 năm đi làm chim mồi rất xuân, vì túng tiền làm nhà nên bán nó cho 1 người chơi mi chọi ở Tân Lạc HB người chủ mới mang về đánh thắng liên tiếp 13 trận thu hời kha khá, sau đó nửa năm ô chủ cũ kiếm đc tiền xuống chuộc lại kèm xách theo 1 con mi mộc hay thì nó đã lưu lạc k rõ nơi nào mất rồi...